Cơ sở 1: 258 Thái Hà - Đống Đa - Hà Nội
Cơ sở 2: 53/31 Trần Khánh Dư, Q1, TP HCM (Tel: 0773579999)
Tel: 024.6682.2345 - 0989.118.128 - 077.357.9999

Shop TLD » SẢN PHẨM » TẤT CẢ LAPTOP ĐANG CÓ TẠI SHOP TLD » LAPTOP ACER

TẤT CẢ LAPTOP ĐANG CÓ TẠI SHOP TLD
HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC
VIDEO TRẢI NGHIỂM SẢN PHẨM
PC Đồ Hoạ Chuyên Nghiệp
Quảng cáo
Laptop Acer Predator Triton 900
Laptop Acer Predator Triton 900
Giá : 65,500,000 VNĐ
Bảo hành: 12 Tháng phần cứng trọn đời phần mềm
Khuyến mãi: 01 Chuột không dây, 01 Lót chuột Loghitech, 01 Túi xách chính hãng, 01 Đèn Led USB, 01 Thẻ giảm giá 5%
 Laptop Acer Predator Triton 900-2.jpg



Laptop Acer Predator Triton 900-4.jpg

Laptop Acer Predator Triton 900-6.jpg

Laptop Bá Đạp  Acer Predator Triton 900 - Giới hạn nào cho Laptop Gaming cao cấp ! chỉ dành cho người giàu thôi, chứ nghèo lấy đâu ra tiền mà mua nhìn khiếp quá đi mất. 
 
THÔNG SỐ KỸ THUẬT:
 
CPU: Intel Core i7-9750H Cache 12MB 6 Cores 12 Thread up to 4.5GHz Turbo 

VGA: NVidia RTX 2080 - 8GB gDDR6

Bộ nhớ: 32GB, DDR4-2666, 2 khe, max: 64 GB

Màn hình: 17.3 inch 16:9, FHD 3840x2160 pixel, IPS LED, 60, 100% aRGB

Ổ lưu trữ: 1 TB, M.2 2280, PCIe NVMe SSD

Cổng kết nối: 2 x USB-C (1 x Thunderbolt 3), 2 x USB-A 3.1, 1 x HDMI 2.0, a USB 2.0, 1 x DisplayPort 1.4, 1 x Xbox wireless dongle connector

Kết nối mạng: Gigabit Ethernet Controller (10/100/1000/2500/5000MBit/s), Killer Wi-Fi 1550 Wireless Network Adapter, Bluetooth 5

Kích thước: 23.8 x 428 x 303 (mm)

Dung lượng pin: 71.9 Wh Lithium-Polymer

Hệ điều hành: Microsoft Windows 10 64 Bit

Camera: Webcam: 0.92 MP

Bàn phím: Chitlet, phím cơ low profile, đèn RGB từng phím tùy chỉnh

Trọng lượng máy: 4.4 kg , Trọng lượng sạc: 1.050 g
 
Khi mới lướt mắt qua thì Acer Predator Triton 900 cho mình cảm giác có phần quen thuộc của Triton 700, nhưng khi được “sờ mó” và khám phá em ấy kỹ hơn thì mình phải thốt lên: “Wow ! 1 thiết kế táo bạo, đột phá, khác biệt !”
 
Ấn tượng độc đáo bên ngoài
 
Yếu tố gây chú ý và thu hút nhất của Triton 900 ở vẻ ngoài đó chính là khung bản lề của máy, làm bằng nhôm chắc chắn, độ dày lớn, bề mặt được cắt CNC độc đáo và đẹp mắt.
 
Hãng Acer gọi chi tiết đó là Ezel Aero Hinge, điểm đặc biệt của thiết kế bản lề này đó là mang lại tính linh hoạt rất cao cho màn hình, khi người dùng có thể lật ra 180 độ để chuyển đổi giữa màn hình laptop thông thường thành 1 dạng máy tính bảng !
 
Có 4 chế độ sử dụng, hay chính xác hơn là 4 hình thức khác nhau để các bạn có thể sử dụng tính năng thú vị này của Triton 900:
 
Notebook mode: Sử dụng như 1 màn hình laptop thông thường
Ezel mode: Kéo màn hình về gần phía các bạn (nhìn giống kiểu giá vẽ của họa sĩ) để sử dụng tính năng cảm ứng của màn hình ví dụ như: chơi game, giải trí, sử dụng các công cụ, thiết bị (ví dụ như bút cảm ứng Stylus) trong các công việc như thiết kế, chỉnh ảnh,…
 
Display mode: Lật ra sau 180 độ để màn hình hiển thị những gì các bạn muốn chia sẻ với người khác: như là trong các buổi thuyết trình chẳng hạn.
Stand mode: Lật màn hình ra sau 180 độ kết hợp đóng nắp máy lại, giờ các bạn đang có trên tay 1 máy tính bảng cỡ lớn. Tuy vậy do thân máy to và trọng lượng máy khá nặng, nên trải nghiệm tablet ở chế độ này hơi khó chịu, không phải ai cũng đủ sức cầm lên !
laptop gaming Acer Predator Triton 900
 
Lưu ý là để đảm bảo độ bền lâu dài cho phần khung này, thì khi lật màn hình người dùng nên dùng 2 tay cầm ở 2 bên cạnh, và sẽ cần dùng nhiều lực 1 chút do khung bản lề chắc !
 
Thực tế thì laptop có bản lề cơ động, và màn hình cảm ứng không phải là điều quá mới mẻ, hãng Acer trước đây cũng từng ra mắt 1 số mẫu ví dụ như: Acer Aspire R7, R13, R14,..tuy nhiên đây chỉ là những mẫu thuộc dòng laptop phổ thông. Thế nên chúng ta cũng nên ghi nhận điểm nổi trội về mặt hình thức của Triton 900, so với các sản phẩm laptop gaming khác cùng phân khúc cao cấp.
 
 
Nhưng ưu điểm này vô tình tạo ra vài điểm có thể làm 1 số người không thích: đầu tiên là độ dày của phần khung bản lề ôm lấy màn hình khá lớn, cộng với viền màn hình của máy tuy mỏng nhưng diện tích hiển thị lại bị thu hẹp lại, tạo cảm giác là phần viền này dày (dù thực tế không phải thế !). Thế nên trong xu hướng “mỏng, mỏng nữa, mỏng mãi” như hiện nay, thì khi nhìn trực diện màn hình của Triton 900, với 1 số người sẽ đánh giá máy nhìn khá thô, có chút gì đó lỗi thời, không theo kịp xu hướng.
 
Điểm thứ 2 là phần khung bản lề này làm nổi / nhô / lồi ra ngoài nên khi đóng nắp máy, mang đến cho 1 số người dùng khó tính cảm giác máy chưa được hoàn thiện lắm. Cuối cùng là các bạn sẽ cần 1 balo có kích thước lớn mới có thể “vác” được cỗ máy này theo bên mình.
 
Thuộc dòng laptop gaming cao cấp, thế nên điều mình dễ dàng nhận thấy ngay đó là chất lượng gia công, và độ hoàn thiện của Triton 900 là rất cao, 99% phần vỏ ngoài của máy là kim loại nhôm, chỉ có phần viền khung màn hình là bằng nhựa cứng mà thôi. Thế nên khi thực hiện các thao tác lật xoay màn hình, sử dụng màn hình cảm ứng, hay dùng tay tì đè lên máy, cầm máy rung lắc,..thì khung máy và bàn phím vẫn cứng cáp, không có tình trạng flex, các khớp bản lề không phát ra tiếng kêu hoặc cho cảm giác ọp ẹp.
 
Tổng thể chung thì Acer Predator Triton 900 nhìn khá to, máy có trọng lượng khoảng 3,6kg (chưa tính sạc) nhưng lại chỉ mỏng chưa tới 24mm. Thế nên Triton 900 không cho cảm giác quá “cục mịch” “to nạc”, mà nhìn vẫn khá tinh tế và “ngầu lòi” đậm chất gaming qua các chi tiết ở vỏ ngoài bên cạnh phần khung bản lề: logo Predator to bản có thể phát sáng nổi bật trên phần nắp máy kim loại, các khe tản nhiệt xung quanh máy được làm với nhiều đường nét góc cạnh khá chi tiết và thu hút, nhất là ở phần mặt sau, các lá tản bên trong được sơn tông màu đặc trưng của dòng Predator là xanh dương bắt mắt…
 
Thiết kế bên trong có phần quen thuộc
 
Bên trong máy được thiết kế mang nhiều nét tương tự của “đàn anh” Acer Predator 21-X và Triton 700, với 1 khu vực có diện tích tương đối, nằm gần bản lề được ốp kính cường lực trong suốt (Gorilla Glass) để lộ ra 1 phần “nội tạng” bên trong máy như là các ống đồng dẫn nhiệt, rồi quạt tản có ánh đèn Led xanh dương.
 
Sát bên trái là các khe hút gió được cách điệu, ngoài nhiệm vụ giúp tăng hiệu quả tản nhiệt của hệ thống, thì cũng làm cho mặt trong của Triton 900 trở nên lạ mắt hơn. Phần khung máy và khung bàn phím được làm bằng kim loại giống như mặt bên ngoài.
 
Nếu các bạn có quan tâm và còn nhớ, thì trên Triton 700 hãng Acer đã bố trí phần trackpad ngay khu vực kính cường lực này. Chi tiết này rõ ràng là 1 điểm vô cùng độc đáo và thú vị, nhưng với suy nghĩ cá nhân mình thì thấy rằng, đó không phải là điều mà phần đông người dùng mong muốn.
 
Thế nên ở phiên bản Triton 900 này, hãng đã bố trí lại phần trackpad, tuy vậy với dụng ý và suy nghĩ rằng người dùng khi sử dụng máy sẽ không quan trọng yếu tố này, không có cũng được, có thì càng tốt, nên vị trí đặt trackpad cũng không phải quá thuận tiện cho người dùng (sát cạnh phải của máy), và trackpad là dạng dọc trong khi màn hình lại có kích thước lớn, thao tác vuốt lướt, kéo chuột di chuyển ngang màn hình,….sẽ không thực sự thoải mái.
 
Bù lại thì phần numpad được tích hợp chung với trackpad, các bạn có thể thay đổi qua lại 2 chế độ bằng cách nhấn vào ký hiệu có hình bảng tính màu trắng, ở sát góc trên bên phải của trackpad.
 
Và màn hình cảm ứng của Triton 900 cũng hoạt động mượt mà, trơn tru, nên phần đông người dùng sẽ không cần đụng tới trackpad.
 
Bàn phím
 
Bàn phím trên Triton 900 là bàn phím cơ, nhưng không phải là dạng như trên các mẫu bàn phím cơ rời mà các game thủ thường sử dụng, có thể là được custom. Switch dạng low-profile nên hành trình phím tương đối ngắn, và chưa tạo được cảm nhận xúc giác rõ rệt ở đầu ngón tay khi gõ, thêm 1 nhược điểm là do diện tích của phần để tay không nhiều, nên có thể khiến nhiều người dùng không thoải mái, khi cần sử dụng phần bàn phím Triton 900 trong thời gian dài.
 
Tuy vậy cảm giác gõ cũng khá tốt và dễ chịu, khi gõ có tiếng clicky êm tai, rồi bàn phím có Led nền RGB, có thể đồng bộ với Led của logo trên nắp máy, khác với Triton 500 thì trên Triton 900, các phím W A S D chuyên dụng cho game thủ không được viền nổi bật, mà chỉ có nút khởi chạy phần mềm Predator Sence và các nút ở dãy phím trên cùng bên trái của bàn phím là được viền trang trí mà thôi (khi kích hoạt / khởi chạy sẽ có đèn Led sáng).
 
Cổng kết nối
 
Triton 900 được trang bị đầy đủ các cổng kết nối cơ bản cũng như những công nghệ mới, các cổng được bố trí rải rác ra 2 cạnh bên và phía sau của máy: 2 USB Type A 3.0 (3.1 gen 1) với 1 cổng có thể hỗ trợ sạc các thiết bị bên ngoài, cổng HDMI, cổng Display Port, 2 USB type C trong đó 1 cổng kèm Thunderbolt 3, và 1 cổng xuất hình ra màn hình ngoài, cổng tai nghe và micro 3.5 thì được tách riêng biệt chứ không tích hợp chung, cổng mạng và không thể thiếu cổng nguồn cho máy hoạt động.
 
Ngoài ra ở cạnh phải của máy, chúng ta sẽ thấy có nút khởi động, chi tiết này đã xuất hiện trên mẫu Triton 700, bên cạnh đó thì Triton 900 cũng được tích hợp sẵn usb receiver cho phép kết nối tay cầm Xbox không dây, mình thì không có sẵn tay cầm nên chưa thử nghiệm điều này. 2 điểm trừ là thứ nhất cũng giống như 2 anh em khác trong dòng họ Triton: 500 và 700, thì Triton 900 cũng không có đầu đọc thẻ nhớ SD, điểm trừ thứ 2 là nút khởi động nằm khá gần các cổng kết nối, thế nên đôi khi vô tình người dùng đụng nhầm vào nút này, thế là máy lại “ngủ” đi 1 lúc ! 
 
Màn hình
 
Màn hình trên Triton 900 mang những thông số ấn tượng của 1 màn hình cho laptop chơi game nói riêng, và của 1 màn hình hiển thị nói chung: tấm nền IPS chất lượng cao (chính xác là tấm nền AHVA do hãng AUO sản xuất, model là AUO B173ZAN01.0 (AUO109B), giống với trên mẫu Helios 500) , cho độ sáng tốt và góc nhìn rộng, màn hình cảm ứng với kích thước 17,3 inch cùng độ phân giải cao là 4K (3840 x 2160), kèm theo đó là công nghệ chống xé hình ảnh khi chơi game G-Sync của Nvidia…..
 
Ngoài ra thì qua các cổng trên máy như HDMI, Display Port hay Thunderbolt 3 các bạn có thể kết nối ra 2-3 màn hình ngoài, từ đó mang lại trải nghiệm về mặt thị giác khi giải trí, xem phim, youtube, chơi game rất đẹp và đã mắt, dù tần số quét chỉ ở mức phổ thông là 60Hz (hiện tại thì không có thông tin về option màn hình có tần số quét cao hơn như 120Hz, hay là 144Hz).
 
Màn hình cảm ứng trên Triton 900 là màn gương, không có lớp phủ chống chói, vì vậy hiện tượng phản xạ xảy ra khá là khó chịu, nhất là khi sử dụng ngoài trời có ánh nắng chiếu vào, đôi lúc mình gần như không nhìn thấy gì hiển thị do màn hình bị bóng chói ! Bù lại thì trong điều kiện sử dụng bình thường, màn hình hiển thị cho độ tương phản khá cao, và màu sắc cũng sống động hơn màn có lớp phủ (nhất là khi bật chế độ hình ảnh HDR cao cấp).
 
Độ sáng tối đa của màn hình mình ghi nhận được cao (hơn 300 nits), và các chỉ số độ phủ màu cũng rất ấn tượng với 100% sRGB, 95% DCI P3 (tiêu chuẩn màu thường được áp dụng trong phim ảnh, truyền hình), và gần 100% Adobe RGB, thế nên Triton 900 hoàn toàn có thể dùng để chỉnh sửa ảnh, thiết kế đồ họa, xem phim chất lượng cao,..... mà các bạn không cần lo lắng về độ sai lệch màu. Và càng yên tâm hơn khi Techzones có hỗ trợ cân màu màn hình miễn phí trọn đời với các sản phẩm laptop mua tại cửa hàng.
 
Acer Predator Triton 900 được trang bị con chip Intel Core i7 thế hệ thứ 8 – Coffee Lake (i7-8750H), đã khá quen thuộc trên các mẫu laptop gaming trong thời gian gần đây, máy còn được trang bị 32GB Ram DDR4 với tốc độ bus là 2666MHz. Ngoài ra 2 yếu tố thể hiện rõ nét hơn về sức mạnh của Triton 900 đó là: đầu tiên là trong máy có 2 ổ SSD 512GB NVMe chạy Raid 0, mang lại tốc độ ĐỌC và GHI rất nhanh, điểm đặc biệt thứ 2 đó là Triton 900 là 1 trong những mẫu laptop gaming đầu tiên được trang bị card đồ họa Nvidia Geforce RTX 2080 bản Max-Q.
 
Rõ ràng các yếu tố trên của Triton 900 sẽ đảm bảo cho mọi tác vụ làm việc, văn phòng, lướt web đọc báo, giải trí, nghe nhạc xem phim, các công việc chuyên môn như đồ họa, kiến trúc, dựng phim,.. hoạt động rất mượt mà, trơn tru…Các bạn có thể xem các điểm số qua các bài kiểm tra hiệu năng của máy, benchmark CPU và GPU, tốc độ của 2 ổ SSD Raid 0,.. thông qua các hình ảnh bên dưới.
 
Tốc độ ĐỌC / GHI của 2 ổ SSD 512GB NVMe chạy Raid 0 
 
PCMark 10
 
1 phần mềm đánh giá khả năng tổng thể của 1 chiếc máy laptop, từ chip, ram, ổ cứng, card đồ họa, khả năng làm việc, video, giải trí, hình ảnh, duyệt web, mở phần mềm, ứng dụng,.... 
 
3DMark
 
1 phần mềm đánh giá khả năng của card đồ họa trong máy, bao gồm khá nhiều bài test ở nhiều mức độ chuyên sâu, nặng nhẹ khác nhau
 
1 phần mềm tương tự 3DMark, đánh giá sức mạnh của GPU trong máy
 
Chơi game
 
Còn khi chơi game ư ?! Cứ tự tin mà quất max setting cho mình nhé các game thủ ! Thêm màn hình độ phân giải 4K, cho màu sắc đẹp mắt, độ tương phản cao, rồi công nghệ G-Sync chống xé hình ảnh nữa, chưa kể là qua các cổng kết nối có thể xuất ra màn hình ngoài. Chơi game lúc này mình chỉ có thế dùng từ hưởng thụ mà thôi, từ phê cho tới rất phê ! Mình nghĩ máy hoàn toàn đáp ứng được các nhu cầu chơi game thông thường, cho tới các game thủ thích hardcore ! 
 
Sau đây là 1 vài điểm số FPS ở các tựa game mà mình đã chơi qua, đều là các game hạng nặng AAA, hoặc có yêu cầu cấu hình cao để có thể thưởng thức trọn vẹn vẻ đẹp đồ họa trong game, bên cạnh đó là 1 số tựa game hỗ trợ 2 công nghệ mới trên dòng card RTX là Ray Tracing và DLSS. Ở các tựa game này mình đều đẩy các mức thiết lập đồ họa lên cao hết mức có thể, trên màn hình độ phân giải 4K, có bật G-Sync của màn hình, và tắt V-Sync trong game. 
 
Game: Assassin's Creed Odyssey
 
Màn hình độ phân giải 4K (3840 x 2160), thiết lập Ultra High, tắt V-Sync, bật G-Sync
 
Mức FPS cao nhất 52, thấp nhất 31, trung bình 36 - 45
 
Game: Battlefield V (Battlefield 5)
 
Màn hình độ phân giải 4K (3840 x 2160), thiết lập Custom (Ultra), bật Ray Tracing và DLSS, bật G-Sync, tắt V-Sync. 
 
Mức FPS cao nhất 40, thấp nhất 20, trung bình 24 -30
 
Game: Metro Exodus
 
Màn hình độ phân giải 4K (3840 x 2160), thiết lập Extreme, bật DirectX12, bật Ray Tracing và DLSS, bật G-Sync, tắt V-Sync.
 
Mức FPS cao nhất 50, thấp nhất 30, trung bình 35 - 42
 
Game: Shadow of the Tomb Raider
 
 
Màn hình độ phân giải 4K (3840 x 2160), thiết lập Custom (Ultra), bật DirectX12, bật G-Sync, tắt V-Sync, Anti-Aliasing (khử răng cưa): mức SMAA4x (cao nhất).
 
Mức FPS cao nhất 40, thấp nhất 22, trung bình 25 - 35
 
Game: The Witcher 3: Wild Hunt
 
Màn hình độ phân giải 4K (3840 x 2160), thiết lập Ultra
 
Mức FPS cao nhất 58, thấp nhất 30, trung bình 36 - 48
 
Game: Tom Clancy's Ghost Recon: Wildlands 
 
Màn hình độ phân giải 4K (3840 x 2160), thiết lập Custom (Ultra), tắt V-Sync, mức Anti-Aliasing (khử răng cưa) cao: SMAA + FXAA.
 
 Mức FPS cao nhất 50, thấp nhất 30, trung bình 35 - 40
 
Tản nhiệt 
 
Cấu hình mạnh, hiệu năng cao, đòi hỏi 1 hệ thống tản nhiệt hiện đại và hoạt động tốt. Trên Acer Predator Triton 900 được trang bị hệ thống quạt tản AeroBlade 3D thế hệ thứ 4 mới nhất, bao gồm có 2 quạt.
 
laptop gaming Acer Predator Triton 900
 
Thiết kế quạt bằng kim loại, có vây 3D, cánh có 6 rãnh răng cưa được mô phỏng theo cấu tạo độc đáo của cánh chim cú mèo, đồng thời ở đầu cuối mỗi cánh quạt được gia cố thêm 2 cánh phụ (wingtips), nhằm tăng độ chắc chắn cho mỗi cánh quạt, giúp giảm tiếng động phát ra từ hệ thống tản nhiệt (giảm 36% tiếng ồn phát ra), hỗ trợ hệ thống vận hành mạnh mẽ hơn và hoàn toàn yên tĩnh.
 
Mình thì không kiểm chứng được chính xác hiệu quả tản nhiệt tốt hơn bao nhiêu, nhưng theo Acer thì hiệu quả sẽ tốt hơn 45% so với thế hệ đầu tiên (cánh quạt làm bằng nhựa). Quạt có 3 chế độ để lựa chọn và thay đổi tùy theo nhu cầu sử dụng, ngoài ra nút Turbo được đặt khá tiện lợi đặt ngay phía trên khu vực bàn phím, cho phép người dùng tăng thêm tốc độ quạt lên ngay lập tức, giúp nhiệt độ hệ thống giữ ở mức ổn định khi sử dụng máy, nhất là khi chiến game hạng nặng trong nhiều giờ liền. 
 
laptop gaming Acer Predator Triton 900
 
Mình đã thử 1 số bài stress test để kiểm tra hệ thống tản nhiệt hoạt động có tốt hay không ? Trong điều kiện phòng máy lạnh 25 độ, máy đặt trực tiếp trên bàn, không kê thêm đế tản, pin chế độ cân bằng, quạt auto. Với 2 bài test kết hợp với nhau là FurMark và Prime95, sau 20 phút mình ghi nhận được nhiệt độ của CPU không vượt quá 90 độ C (88), và GPU thì dưới 80 độ C (78), mức xung nhịp dao động trên dưới 3.3GHz một chút. 
 
Stress test Triton 900 qua FurMark + Prime95
 
Chuyển qua bài test nặng hơn là Aida64 thì kết quả vẫn rất ấn tượng, trong khoảng thời gian 5 tới 10 phút đầu, thậm chí là 15 phút thì CPU lẫn GPU đều giữ mức nhiệt độ ổn định, CPU chỉ ở mức 88 độ trở xuống, còn GPU là 76 độ, mức xung nhịp của từng nhân khá ổn định, đa phần là trên 2.6GHz. Mức nhiệt độ và xung nhịp tiếp tục được giữ ổn định cho tới sau 30 phút stress test. 
 
Stress test Triton 900 qua Aida64
 
Thời lượng pin
 
Về thời lượng pin thì do thời gian mượn máy không lâu, vì đây là mẫu laptop gaming đang rất được quan tâm, nên mình không kịp test. Nhưng với mức dung lượng 71 Whr mình nghĩ sẽ cho thời gian sử dụng cũng tầm 2 tiếng 30 - 3 tiếng cho các tác vụ thông thường, vừa phải. Với lại đây là laptop chơi game, mình chắc chắn không có game thủ nào chơi mà không cắm sạc cả. 
 
Kết luận
 
Vừa rồi là những trải nghiệm nhanh và đánh giá cá nhân của mình về mẫu laptop gaming Predator hàng khủng mới nhất của Acer: Acer Predator Triton 900. Quả thật là khó mà phủ nhận sự cuốn hút khó cưỡng của mẫu laptop này: ngoài hiệu năng cực mạnh với RTX 2080, nằm gọn bên trong một thiết kế kim loại với độ dày chỉ 23,5mm. Thì màn hình cảm ứng với độ phân giải cao 4K, công nghệ G-Sync chống xé hình ảnh, khung bản lề với khớp xoay độc đáo giúp chuyển đổi linh hoạt giữa màn hình thành máy tính bảng......Thực sự đã biến Acer Predator Triton 900 thành 1 trong những mẫu laptop gaming ấn tượng nhất năm 2019 này.
Sản phẩm cùng loại
Tin tức mới nhất