Cơ sở 1: 258 Thái Hà - Đống Đa - Hà Nội
Cơ sở 2: 53/31 Trần Khánh Dư, Q1, TP HCM (Tel: 0773579999)
Tel: 024.6682.2345 - 0989.118.128 - 077.357.9999

Shop TLD

TẤT CẢ LAPTOP ĐANG CÓ TẠI SHOP TLD
HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC
VIDEO TRẢI NGHIỂM SẢN PHẨM
PC Đồ Hoạ Chuyên Nghiệp
Quảng cáo
Cách bảo vệ mạng Wifi hiểu quả đơn giản nhất
15/07/2012 15:14
Cách bảo vệ mạng Wifi hiểu quả đơn giản nhất

 Quản Trị Mạng - Các mạng Wi-Fi chưa phải là một môi trường an toàn. Trên các mạng riêng tư, người dùng có thể kích hoạt chế độ mã hóa bảo mật để ngăn không cho người dùng bất hợp pháp kết nối và bắt lưu lượng truyền. Tuy vậy tùy thuộc vào phương pháp bảo mật sử dụng mà dữ liệu người dùng vẫn có thể bị đánh cắp. Và mặc dù các mạng công cộng có thể sử dụng phương pháp xác thực trên nền web thì hầu hết những mạng này đều không có một phương pháp mã hóa bảo mật đúng nghĩa. Cho nên, bất kỳ ai trong tầm phủ sóng đều có thể “nghe lén” lưu lượng hotspot.

Bài viết sẽ làm rõ hơn thế nào là gián điệp Wi-Fi và đề xuất một vài giải pháp bảo vệ người dùng khi sử dụng mạng Wi-Fi riêng tư cũng như công cộng.

Gián điệp Wi-Fi

Để hiểu rõ hơn thế nào là gián điệp Wi-Fi, ta nên tìm hiểu về những việc có thể thực hiện trên lưu lượng Wi-Fi bắt được. Khi một kẻ xâm nhập bắt được các gói lưu lượng qua Wi-Fi, hắn có thể biết được mật khẩu và nội dung của những dịch vụ hay website mà nạn nhân đăng nhập khi không sử dụng kĩ thuật mã hóa SSL, thường là các kết nối email POP3/IMAP và FTP. Hắn cũng có thể chặn đăng nhập (hjack) tới các website như Facebook và Twitter hay thu thập file truyền tải trên mạng riêng tư.

security

Nhưng rất may là, những gián điệp Wi-Fi sẽ không dễ dàng đạt được mục đích của mình nếu dịch vụ hay website sử dụng kỹ thuật mã hóa SSL, như là các website ngân hàng. Nhưng chúng vẫn có thể lới dụng các lỗ hổng trên SSL. Đây lại là một chủ đề tốn giấy mực khác.

Bảo vệ dữ liệu trên mạng công cộng

Do hầu hết các hotspot Wi-Fi không sử dụng phương pháp mã hóa bảo mật nào và không cung cấp tính năng bảo vệ lưu lượng nên ăn cắp thông tin có vẻ như là mối lo được quan tâm hơn trong mạng công cộng. Rõ ràng là, hiện có rất nhiều công cụ mà đến người dùng bình thường cũng có thể dễ dàng sử dụng để đánh cắp thông tin từ người khác. Thậm chí, chẳng cần hơn một chiếc smartphone để lấy cắp mật khẩu hay chặn tài khoản của bạn đâu.

Giải pháp tốt nhất để giữ cho lưu lượng mạng của mình luôn được an toàn khi sử dụng các hotspot Wi-Fi là sử dụng mạng riêng ảo VPN để kết nối tới mạng nội bộ công ty hay server. Hoặc sử dụng một dịch vụ chủ được thiết kế chuyên dụng để bảo vệ tại hotspot như là Private Wi-Fi hay Hotspot Shield. Khi kết nối tới một VPN, toàn bộ lưu lượng Internet được gửi từ máy tính hay thiết bị người dùng sẽ qua một đường hầm được mã hóa an toàn đến mạng của nhà cung cấp VPN. Nên lưu lượng hoàn toàn an toàn trước những gián điệp Wi-Fi tại hotspot nội bộ.

Nếu không thể hay không thích sử dụng một VPN, người dùng nên ít nhất chắc chắn rằng bất kỳ dịch vụ hay website nào sẽ sử dụng trong khi kết nối hotspot được an toàn bằng kỹ thuật mã hóa SSL. Khi SSL được áp dụng thì các trình duyệt web sẽ có một địa chỉ là https thay vì http và sẽ hiển thị một pad lock cùng một số chỉ thị khác. Với các chương trình ứng dụng mail như Outlook hay Thunderbird thì người dùng cần chắc chắn SSL đang được sử dụng cho các kết nối POP3 hay IMAP và SMTP server. Tuy nhiên, nhiều nhà cung cấp email không hỗ trợ tính năng mã hóa này. Bạn có thể tìm đến những giải pháp khác như là NeomailboxHushmail hay4Secure-mail.

Đối với truy cập trên hotspot công cộng, bạn phải luôn luôn đảm bảo rằng bất kỳ website nào bạn đăng nhập cho các thông tin nhạy cảm hay bất kỳ dịch vụ nào bạn dùng (như email và FTP) được bảo vệ bằng SSL. Điều này sẽ đảm bảo thông tin qua lại giữa máy tính và site hay dịch vụ luôn an toàn.

Bảo vệ dữ liệu trên mạng riêng tư

Mặc dù ăn cắp thông tin là mối quan tâm lớn trên các mạng Wi-Fi không tin cậy nhưng nó vẫn gây lo lắng phần nào trên các mạng riêng tư. Một mạng doanh nghiệp chẳng hạn, vẫn có thể bị đe dọa từ những nhân viên có ý độ xấu hay những kẻ xâm nhập. Tuy việc sử dụng chế độ mã hóa dữ liệu PSK của WPA2 (còn gọi là chế độ cá nhân – Personal mode) cho mạng không dây và đòi hỏi người dùng mạng riêng tư phải nhập mật khẩu kết nối thì nó vẫn cho phép một người dùng nội bộ bắt lưu lượng của những người dùng khác. May mắn là, WPA2 có một chế độ gọi là chế độ doanh nghiệp (Enterprise mode hay 802.1X hoặc EAP) để chặn không cho người dùng này đọc lưu lượng của người dùng khác. Đó là do mỗi người dùng sẽ được cấp thông tin nhận thực như username, mật khẩu… để kết nối mạng thay vì dùng một mật khẩu chung nhất như chế độ cá nhân. Khi một người đăng nhập qua chế độ doanh nghiệp, một khóa mã hóa tự động được cấp và thay đổi định kỳ.

Tuy nhiên, chế độ Enterprise của WPA2 yêu cầu phải một server nhận thực, thường gọi là RADIUS (Remote Authentication Dial In User Service). Nhưng nếu bạn đang sử dụng Windows Server, bạn có thể sử dụng chương trình IAS (Internet Authentication Service) trong bản Windows Server 2003 R2 hoặc các bản trước đó, hoặc Network Policy Server (NPS) trong Windows Server 2008 và các phiên bản kế tiếp.

Nếu các server hiện tại của người dùng không có chức năng RADIUS, thì vẫn có rất nhiều server miễn phí hay giá rẻ như FreeRADIUSTekRADIUSClearBox và Elektron. Một số điểm truy cập (như HP ProCurve 530 hay ZyXEL NWA 3500, NWA 3166 hoặc NWA 3160-N) thậm chí được nhúng server RADIUS, rất tốt cho các mạng nhỏ. Và nếu không muốn chạy server riêng, thì có nhiều dịch vụ chủ như AuthenticateMyWifi cho người dùng lựa chọn.

Tổng kết

Như vậy, gián điệp Wi-Fi có thể là vấn đề thực sự với các mạng Wi-Fi công cộng. Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân là sử dụng kết nối VPN hay ít nhất đảm bảo rằng tại site hay dịch vụ bạn đăng nhập đang sử dụng mã hóa SSL. Và với mạng cá nhân, bạn cũng phải luôn luôn chú trọng về an toàn nội bộ và đảm bảo người dùng này không thể bắt lưu lượng người dùng khác.

THAY MAN HINH LAPTOP, THAY MÀN HÌNH LAPTOP 

Latest news
Shop công nghệ TLD khuyễn mãi khủng 1/10/2014 đến 1/1/2015 (03/10/2014)
Hướng dẫn cách tránh bị luộc đồ khi đi sửa Laptop (16/11/2013)
Bảo dưỡng Laptop Gateway NV57 (10/04/2013)
Thay màn LCD Lenovo Thinkpad E520 (28/01/2013)
Sửa bo mạch chủ của Laptop HP (28/01/2013)
Sự cố đen màn hình Laptop Hp TX 1000 (28/01/2013)
Thay LED Laptop Sony Vaio VPCZ1 (19/01/2013)
Bảo dưỡng Laptop Sony Vaio PCG-81114L (19/01/2013)
Thay màn hình LCD Sony Vaio VPC-Z1190S (19/01/2013)
Tháo nâng cấp Laptop Dell Inspiron 14R-N4010 (17/01/2013)
Tháo và nâng cấp Laptop Dell 17R N7110 (17/01/2013)
Nâng cấp Ram, Thay ổ đĩa Dell Inspiron (17/01/2013)
Thay màn LCD Laptop Sony Vaio VPCEH (17/01/2013)
Mở máy vệ sinh Laptop Toshiba A100 Notebook (12/01/2013)
Tháo mở máy Laptop Toshiba Satellite C655 (12/01/2013)
Thay màn hình LCD Laptop Asus U50A (12/01/2013)
Tháo và vệ sinh Laptop (11/01/2013)
Thay LCD Laptop Acer 7031 (11/01/2013)
Máy tính bảng siêu bền, siêu khủng của Panasonic (09/01/2013)
Thay bàn phím Asus A6000 (09/01/2013)
Thay bàn phím và ổ cứng HP DM4-1000 (09/01/2013)
Bảo dưỡng vệ sinh Laptop Acer Aspire 7520 (09/01/2013)
Tháo và bảo dưỡng Laptop Acer Aspire 5738G (09/01/2013)
Vệ sinh thay dán tản nhiệt Acer Aspire 5920G (09/01/2013)
Thay LCD Laptop Lenovo G550 (09/01/2013)
Nâng cấp Ram Laptop Dell XPS L502X or L501X (09/01/2013)
Thay LCD Laptop Dell XPS 15 L501X (09/01/2013)
Thay LCD Laptop Dell Latitude E6410 (09/01/2013)
Nâng cấp ram cho Laptop HP Probook 4520s (08/01/2013)
Nâng cấp thêm Ram Laptop Acer Aspire 5745G-724G50Mn (08/01/2013)
Thay ổ cứng và bảo dưỡng Laptop Acer Aspire 5742 (08/01/2013)
Thay LCD Laptop [ACER Aspire 5534] (08/01/2013)
Thay thế màn hình Laptop - Acer Aspire One D255E (08/01/2013)
Old news
Những loại virus nguy hiểm nhất thế giới năm 2012 (15/07/2012)
Hướng dẫn cách nâng cấp từ Windows XP lên Windows 8 cực kỳ đơn giản (15/07/2012)
Satellite P840 dùng chip Ivy Bridge đẹp trong mơ (15/07/2012)
Phần mềm mã hóa cho máy tính bảng (15/07/2012)
Zenbook Prime bản 11,6 inch có những linh kiện gì bên trong (15/07/2012)
Ultrabook thế hệ mới với nhiều tính mới cùng nhau khám phá (15/07/2012)
Phần mềm miến phí tốt nhất cho Mac đây (15/07/2012)
Meizu MX lõi tứ bên trong có gì? (15/07/2012)
Ảnh thực tế của Máy tính bảng Nexus 7 tại Việt Nam (15/07/2012)
Nokia liệu có còn tồn tại? (15/07/2012)
Phần mềm sử lý Video chuyên nghiệp cực hay (15/07/2012)
Sửa chữa laptop, thay thế linh kiện laptop uy tín (14/07/2012)
Ouya chơi game Android sắp ra mắt (14/07/2012)
Leica M10 xuất hiện (14/07/2012)
Đánh giá loa Sony SRS-D8 (14/07/2012)
Galaxy S III RAM 2GB xuất hiện ở VN (14/07/2012)
Máy tính bảng GammaTech DuraBook T70Q giá 41 triệu đồng (14/07/2012)
Bộ hình nền thiên nhiên tuyệt đẹp cho windows 7 và 8 (14/07/2012)
Máy tính bảng Nexus 7 chính thức được bán trên thị trường (14/07/2012)
BiPad T 3G giá 2,9 triệu đồng nhanh chân lên nào (13/07/2012)
Những phần mềm miến phí tốt nhất mọi thời đại (13/07/2012)
Điện thoại lõi tứ 1,7Ghz đầu tiên trên thế giới của HTC (13/07/2012)
Toshiba hợp nhất nhóm thiết kế PC, máy tính bảng và TV (13/07/2012)
Mạng xã hội Internet Digg nổi tiếng 1 thời bán chỉ vẻ vẹn 1,1 tỷ đồng (13/07/2012)
Nhận đặt hàng Iphone 5 số lượng (13/07/2012)
Sử dụng keo giải nhiệt cho CPU đúng cách - Phần 2 (13/07/2012)
Cửu Long Tranh Bá đột ngột dời ngày trở về (13/07/2012)
OnLive bắt tay Marvell đưa game lên Google TV (13/07/2012)
Chuột chơi game Tt eSPORTS Theron giá tốt (12/07/2012)
Ổ cứng Toshiba 900GB tấc độ 10,500 Rpm cực khủng khiếp (12/07/2012)
Phần mềm tự động sửa lỗi Windows 8 cực hay (12/07/2012)
Cách thiết lập màn hình phụ với Windows 7 (12/07/2012)
Cách thiết lập màn hình phụ với Windows 7 (12/07/2012)
Tin tức mới nhất